Syntech http://syntechpharm.vn Fri, 28 Feb 2025 06:29:30 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bổ sung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt chuẩn GMP http://syntechpharm.vn/bo-sung-giay-chung-nhan-co-so-du-dieu-kien-an-toan-thuc-pham-dat-chuan-gmp-1261/ http://syntechpharm.vn/bo-sung-giay-chung-nhan-co-so-du-dieu-kien-an-toan-thuc-pham-dat-chuan-gmp-1261/#respond Thu, 02 May 2019 06:46:20 +0000 http://syntechpharm.vn/?p=1261 Thông báo 1234/TB-ATTP
Hướng dẫn bổ sung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh và đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Căn cứ Điểm d Khoản 1, Điểm đ Khoản 2 Điều 7 và Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thực hiện một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM THÔNG BÁO

1. Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm còn hiệu lực:

1.1 Sản phẩm sản xuất trước ngày 01/7/2019 được lưu thông đến hết hạn sử dụng của sản phẩm.

1.2. Sau ngày 01/7/2019, tổ chức, cá nhân phải bổ sung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (gọi tắt là giấy chứng nhận GMP) của nhà sản xuất vào hồ sơ và thông báo về Cục An toàn thực phẩm trước khi sản xuất, cụ thể như sau:

– Trường hợp tổ chức, cá nhân không thay đổi nhà sản xuất: thông báo (có nội dung bổ sung giấy chứng nhận GMP và cam kết sản phẩm được sản xuất đúng theo hồ sơ công bố đã được cấp) kèm theo giấy chứng nhận GMP của nhà sản xuất.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân thay đổi nhà sản xuất: thông báo (có nội dung thay đổi nhà sản xuất và cam kết sản phẩm được sản xuất đúng theo hồ sơ công bố đã được cấp) kèm theo giấy chứng nhận GMP của nhà sản xuất mới, hợp đồng thuê gia công với nhà sản xuất mới và tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất mới (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ).

2. Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu đã được cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản còn hiệu lực:

2.1. Sản phẩm sản xuất trước ngày 01/7/2019 được tiếp tục nhập khẩu, lưu thông đến hết hạn sử dụng của sản phẩm.

2.2. Sản phẩm sản xuất sau ngày 01/7/2019 tổ chức, cá nhân phải bổ sung giấy chứng nhận GMP của nhà sản xuất vào hồ sơ và thông báo về Cục An toàn thực phẩm trước khi nhập khẩu sản phẩm, cụ thể như sau:

– Trường hợp tổ chức, cá nhân không thay đổi nhà sản xuất: thông báo (có nội dung bổ sung giấy chứng nhận GMP và cam kết sản phẩm được sản xuất đúng theo hồ sơ công bố đã được cấp) kèm theo giấy chứng nhận GMP của nhà sản xuất.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân thay đổi nhà sản xuất (không thay đổi xuất xứ): thông báo (có nội dung thay đổi nhà sản xuất và cam kết sản phẩm được sản xuất đúng theo hồ sơ công bố đã được cấp) kèm theo giấy chứng nhận GMP của nhà sản xuất mới, Giấy chứng nhận lưu hành tự do có tên và địa chỉ của nhà sản xuất mới và tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất mới (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ).

3. Khi thông báo về Cục An toàn thực phẩm, đề nghị tổ chức, cá nhân thực hiện theo các hình thức sau:

3.1. Đối với sản phẩm đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến trang điện tử: http://congbosanpham.vfa.gov.vn và Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (bản giấy) thì thực hiện thông báo bằng văn bản (bản giấy) về Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.

3.2. Đối với sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên Hệ thống đăng ký dịch vụ công ATTP Quốc gia trang điện tử: https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ thì thông báo trên hệ thống (mục sửa sau công bố).

3.3. Các tài liệu kèm theo thông báo phải còn hiệu lực tại thời điểm Cục An toàn thực phẩm nhận được.

4. Từ ngày 01/7/2019 tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe thực hiện áp dụng giấy chứng nhận GMP theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Cục An toàn thực phẩm thông báo để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.

]]>
http://syntechpharm.vn/bo-sung-giay-chung-nhan-co-so-du-dieu-kien-an-toan-thuc-pham-dat-chuan-gmp-1261/feed/ 0
Ý nghĩa và lịch sử ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/02 http://syntechpharm.vn/y-nghia-va-lich-su-ngay-thay-thuoc-viet-nam-27-02-1004/ http://syntechpharm.vn/y-nghia-va-lich-su-ngay-thay-thuoc-viet-nam-27-02-1004/#respond Tue, 26 Feb 2019 06:20:15 +0000 http://syntechpharm.vn/?p=1004 Ngày này được xem là ngày tôn vinh các Y, Bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế và Bộ Y tế đã lấy ngày 27 tháng 2 là ngày truyền thống của ngành. Ngày 6 tháng 2 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra quyết định ngày 27 tháng 2 hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều:

– Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích.

Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.

– Thương yêu người bệnh – Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang.

Vì vậy , cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng.

Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quí báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”.

– Xây dựng một nền y học của ta – Trong những năm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng.

Do ý nghĩa sâu sắc của bức thư này, năm 1985 Đảng và Nhà nước ta đã quyết định lấy ngày 27/2 hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam.

]]>
http://syntechpharm.vn/y-nghia-va-lich-su-ngay-thay-thuoc-viet-nam-27-02-1004/feed/ 0
Cúm mùa gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo 5 bước phòng bệnh http://syntechpharm.vn/cum-mua-gia-tang-bo-y-te-khuyen-cao-5-buoc-phong-benh-986/ http://syntechpharm.vn/cum-mua-gia-tang-bo-y-te-khuyen-cao-5-buoc-phong-benh-986/#respond Tue, 19 Feb 2019 10:01:14 +0000 http://syntechpharm.vn/?p=986 Suckhoedoisong.vn – Trước tình hình bệnh cúm mùa có xu hướng gia tăng tại một số bệnh viện, Bộ Y tế đã đưa khuyến cáo phòng bệnh cho cộng đồng.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch…, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong.

Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân.

cum-mua-gia-tang-bo-y-te-khuyen-cao-5-buoc-phong-benh-1

Bệnh nhi mắc cúm điều trị tại BV Nhi Trung ương. Ảnh minh hoạ.

Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006, giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng từ đầu năm 2016 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Nguồn: suckhoedoisong.vn ( Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế )

]]>
http://syntechpharm.vn/cum-mua-gia-tang-bo-y-te-khuyen-cao-5-buoc-phong-benh-986/feed/ 0
Mỗi năm nước ta có 25.000 trường hợp tử vong vì ung thư gan http://syntechpharm.vn/moi-nam-nuoc-ta-co-25-000-truong-hop-tu-vong-vi-ung-thu-gan-783/ http://syntechpharm.vn/moi-nam-nuoc-ta-co-25-000-truong-hop-tu-vong-vi-ung-thu-gan-783/#respond Tue, 18 Dec 2018 01:44:47 +0000 http://syntechpharm.vn/?p=783 Suckhoedoisong.vn – Ung thư gan là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chiếm 27,1% tử vong do các nguyên nhân ung thư. Hơn 90% các ca ung thư gan tử vong do nhiễm virus viêm gan B.

Việt Nam có số ca mắc ung thư gan đứng thứ 5 trên thế giới. Trung bình mỗi năm có  khoảng 25.000 trường hợp tử vong vì bệnh này.  Ung thư gan là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở Việt Nam, chiếm 27,1% tử vong do các nguyên nhân ung thư. Hơn 90% các ca ung thư gan tử vong do nhiễm virus viêm gan b.

Ngoài ra, rượu và viêm gan C là yếu tố góp phần gây bệnh lạm dụng rượu, bia cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

TS Vũ Trường Khanh cho hay điều khó khăn là bệnh lý ung thư thường được người bệnh phát hiện giai đoạn muộn trên nền bệnh lý xơ gan do nhiễm virus

“Tiêu thụ rượu, bia nhiều đang là nguyên nhân gây ra tỉ lệ người bệnh bị xơ gan, ung thư gan ngày càng nhiều hơn. Những bệnh nhân phẫu thuật gan mật xu hướng bệnh lý sỏi mật giảm dần nhưng bệnh lý ung thư nhiều hơn. Điều khó khăn là bệnh lý ung thư thường được người bệnh phát hiện giai đoạn muộn trên nền bệnh lý xơ gan do nhiễm virus hoặc rượu bia, tỉ lệ phẫu thuật có chỉ định cắt gan có chứa khối u rất hạn chế”- TS Vũ Trường Khanh -Trưởng Khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho hay

Theo TS.BS Vũ Trường Khanh, mỗi năm khoa tiếp nhận hơn 1.000 người mắc ung thư gan. Nhiều người trong số đó điều trị ở giai đoạn muộn.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo chuyên đề gan mật Việt Nam- Nhật Bản do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức cuối tuần qua.

Nhật Bản vốn là nước có tỉ lệ ung thư cao nhất thế giới. Nhưng sau vài chục năm cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là việc thực hiện tầm soát ung thư sớm, Nhật Bản đã có nhiều thành tựu trong điều trị ung thư gan được phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì thế, Việt Nam cũng còn cần phải vài chục năm nữa, mới thực hiện được việc tầm soát sớm ung thư, điều trị sớm để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Mỗi năm ung thư gan khiến 25.000 trường hợp tử vong

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị ung thư gan hiệu quả tại Nhật Bản là truyền hóa chất và đốt sóng cao tần, nhưng chưa được áp dụng rộng rãi, hiệu quả tại Việt Nam. Thông qua Hội thảo chuyên đề gan mật Việt Nam- Nhật Bản lần này, các bác sĩ Việt Nam sẽ được tiếp nhận những kinh nghiệm của 2 phương pháp điều trị này.

“Trong đó, phương pháp đốt sóng cao tần đã được áp dụng tại Việt Nam từ lâu nhưng tại Nhật Bản có những kinh nghiệm hay trên từng ca bệnh. Các chuyên gia Nhật Bản sẽ chuyển giao cho Việt Nam, đặc biệt là thực hiện trên những ca khó. Về phương pháp truyền hóa chất, chúng ta đã thực hiện nhưng là truyền hóa chất toàn thân (uống hoặc truyền tĩnh mạch), ít tác dụng. Các chuyên gia Nhật Bản sẽ chuyển giao phương pháp truyền hóa chất trực tiếp vào động mạch, với những cầu nối để hóa chất vào thẳng khối u, giảm được tác dụng phụ của hóa chất”-TS Khanh cho hay.

Để phòng ngừa bệnh ung thư gan, các chuyên ga khuyến cáo người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Với những người có tiền sử tăng men gan, người lành mang virut viêm gan, người bị viêm gan virus B hoặc C, người hay uống rượu bia là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nên làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu về gan theo chỉ định của bác sĩ.

Không dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu có dính máu của người bệnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng tránh lây nhiễm viêm gan virut B, C. Những người mắc viêm gan B, C hoặc các bệnh lý về gan – viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan… cần được điều trị, quản lý và theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện.

Ngoài ra, người dân cũng nên tiêm ngừa vắc xin viêm gan B để phòng viêm gan B. Đồng thời, mỗi người cần có một chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá cũng là 1 trong những hành vi sinh hoạt tốt để ngừa ung thư hiệu quả.

( Trích nguồn theo: suckhoedoisong.vn )

 

]]>
http://syntechpharm.vn/moi-nam-nuoc-ta-co-25-000-truong-hop-tu-vong-vi-ung-thu-gan-783/feed/ 0
Sẽ đóng cửa công ty sản xuất thực phẩm chức năng không đạt GMP http://syntechpharm.vn/se-dong-cua-cong-ty-san-xuat-thuc-pham-chuc-nang-khong-dat-gmp-580/ http://syntechpharm.vn/se-dong-cua-cong-ty-san-xuat-thuc-pham-chuc-nang-khong-dat-gmp-580/#respond Wed, 05 Dec 2018 05:54:45 +0000 http://syntechpharm.vn/?p=580 Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, qua rà soát hiện cả nước có hơn 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN), thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì có đến hơn 3.000 cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP. Theo đó, đến hạn chót 1/7/2019, các cơ sở này sẽ không được phép sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nếu không đạt chuẩn GMP.

Thưa ông, ông có thể nói rõ hơn về tiêu chuẩn GMP với sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe?

Theo quy định, để được đạt chứng chỉ GMP đối với sản xuất TPCN/TPBVSK không khác gì GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc. Điều đầu tiên là cơ sở vật chất, từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm…

TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế). Ảnh: H.Hải

Để đạt chuẩn GMP, yếu tố con người cũng vô cùng quan trọng. Người chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất TPCN/TPBVSK đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất (khắc phục tình trạng hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất TPCN không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng).

Vì sao phải đặt ra tiêu chuẩn GMP với TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thưa ông?

Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên chỉ khoảng 200 – 300 cơ sở sản xuất đủ điều kiện đạt chuẩn GMP.

Bên cạnh nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh TPCN/TPBVSK luôn thực hiện theo đúng quy định, thì trong thực tiễn vẫn xảy ra những doanh nghiệp chưa nghiêm túc, vì lợi nhuận lừa dối người tiêu dùng, lừa cả người bị trọng bệnh.

Trước đây, khi chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này.

Nếu không tiến hành chuẩn hóa nhanh sẽ gây mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa cơ sở nỗ lực đạt chuẩn GMP, phải đầu tư rất lớn với các cơ sở chưa đạt (đôi khi chỉ thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói… ). Quan trọng nhất sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng khi các sản phẩm không đạt chất lượng vẫn được bán ra thị trường. TPCN tốt, giả lẫn lộn, vẫn tồn tại nhiều loại TPCN chưa đạt chất lượng.

Để kiểm soát chặt hơn TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trước khi lưu thông ra thị trường, tiêu chuẩn nhà máy, công ty, con người là rất quan trọng để có được sản phẩm tốt. Vì thế, Vì thế, để siết chặt quản lý lĩnh vực này, ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Trong Nghị định mới này có một nội dung quy định về việc, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPBVSK phải đạt tiêu chuẩn GMP.

Với những cơ sở này, theo lộ trình thực hiện GMP đã được đề ra, nếu sau 1/7/2019 mà vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất”, ông Phong khẳng định.

Ông đánh giá như thế nào về tác động của quy định này với thị trường TPCN tại Việt Nam? Liệu rằng các TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đạt chất lượng vẫn “lách luật” lưu hành?

Tôi cho rằng đây là một bước tiến quan trọng trong việc giám sát, nâng cao chất lượng các sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Việc siết theo tiêu chuẩn GMP, những cơ sở không đủ điều kiện sản xuất sẽ phải đóng cửa. Điều này sẽ giúp loại bỏ những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đạt chất lượng ra khỏi thị trường. Việc áp theo tiêu chuẩn này, chúng ta không lo thiếu TPCN mà chỉ lo làm sao có đủ thực phẩm chức năng tốt, đảm bảo chất lượng. Các sản phẩm TPCN không đạt chất lượng cũng sẽ bị loại bớt.

Khi đã thực hiện tiêu chuẩn GMP, từ 1/7/2019 các cơ sở không đạt GMP chắc chắn sẽ phải đóng cửa, không được phép sản xuất TPCN, TP bảo vệ sức khỏe.

Người tiêu dùng khi mua các sản phẩm TPCN của các công ty, nhà máy đạt GMP là một cơ sở tốt khẳng định chất lượng.

Trong quá trình này, cơ quan chức năng vẫn tiếp tục thanh kiểm tra, hậu kiểm nhằm phát hiện, xử lý để giảm tỉ lệ sản phẩm không đạt được đưa ra thị trường.

( Nguồn : dantri.com.vn)

]]>
http://syntechpharm.vn/se-dong-cua-cong-ty-san-xuat-thuc-pham-chuc-nang-khong-dat-gmp-580/feed/ 0